Những trường hợp không được tiêm vắc xin sởi
Vì nhiều lý do, thời gian gần đây, nhiều quan niệm rằng tiêm vắc xin là nguy hiểm, nên nhiều cha mẹ không cho con đi tiêm chủng đầy đủ, dẫn tới nguy cơ mắc những bệnh vốn được coi là đã được thanh toán tại nước ta trở lại là rất cao. Vì vậy, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý, cần cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ theo chương trình của Bộ Y tế, tránh các quan điểm sai lầm có thể gây nguy hiểm cho trẻ sau này.
Tuổi mắc bệnh sởi thông thường của trẻ là từ sau 6 tháng do dưới 6 tháng tuổi, con vẫn còn miễn dịch từ mẹ truyền sang nếu bú mẹ sẽ bảo vệ cho con, tuy nhiên trong các trường hợp mắc bệnh gần đây, số trẻ mắc bệnh trong tuổi bú mẹ khá nhiều, có thể do mẹ chưa tiêm phòng sởi, chưa có đáp ứng miễn dịch với sởi nên vẫn chưa có kháng thể bảo vệ con.
Mặc dù tuổi tiêm vắc xin sởi là 9 tháng tuổi, nhưng vẫn có thể tiêm vắc xin sởi cho trẻ bú sữa mẹ, và trẻ dưới 9 tháng tuổi. Chỉ tiêm vắc xin sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi khi có chỉ đạo của chương trình Tiêm chủng mở rộng trong trường hợp cần thiết.
Tất cả các trường hợp tiêm vắc xin sởi trước 9 tháng tuổi cần tiêm ngay vắc xin khi đủ 9 tháng tuổi. Mũi tiêm trước 9 tháng tuổi không được tính là 1 mũi vắc xin. Những trẻ trên 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ hai mũi vắc xin sởi cần tiêm đủ mũi càng sớm càng tốt.
Phụ nữ cho con bú có thể tiêm vắc xin sởi do kháng thể được tạo ra bảo vệ mẹ và bài tiết qua sữa để bảo vệ trẻ khỏi mắc sởi khi trẻ chưa thể tự tạo miễn dịch.
Sau tiêm vắc xin trẻ có thể bị nhiễm sởi nhưng ở mức độ nhẹ và thường không gây lây nhiễm. Phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vắc xin sởi là rất hiếm gặp nhưng cũng có thể xảy ra.
Các trường hợp sốt, nhiễm trùng cấp tính đang tiến triển cần tạm hoãn tiêm. Khi khỏi có thể tiêm được.
- Không tiêm khi có dị ứng với vắc xin
- Không nên tiêm cho phụ nữ có thai
- Không tiêm cho các trường hợp suy giảm miễn dịch
Những trường hợp đã được xét nghiệm huyết thanh tìm IgM kháng sởi và có kết quả xét nghiệm dương tính không cần tiêm vắc xin sởi.
Những trường hợp nghi ngờ mắc sởi trước đây nhưng không được chẩn đoán mắc sởi vẫn cần tiêm vắc xin sởi.
Khi tiêm vắc xin sởi, nếu vì lý do nào đó (như trẻ quấy đạp) làm thuốc tiêm vào không đủ liều cũng không được tiêm lại bù mà phải đợi đến mũi vắc xin thời điểm kế tiếp.
Nếu đã tiếp xúc với nguồn bệnh có virus sởi, vắc xin có thể phòng bệnh nếu tiêm trong vòng 72 giờ kể từ khi tiếp xúc. Việc tiêm vắc xin trong vòng 6 ngày kể từ khi tiếp xúc có thể phòng biến chứng nặng của bệnh.
Hot
-
Bộ ảnh bìa Facebook chủ đề Nắng tuyệt đẹp dành cho các bạn...
-
Ảnh bìa về những cuộc tình tan vỡ, những cảm xúc khi chia tay...
-
C ho thấy việc dùng nhiều rau quả có chứa carotenoid ở tuổi thiếu nữ có thể giúp hạn chế nguy cơ có khối u lành ...
-
Bộ ảnh bìa chúc mừng sinh nhật (Happy birthdat cover) cho Facebook..
-
Manchester United vs Alex Ferguson - 25 Năm 1 chặng đường - Wallpaper HD
-
Máy hút bụi là một thiết bị điện gia dụng quen thuộc đối với mỗi gia đình trong cuộc sống hiện đại. Đặc biệt là đối với các bà nội trợ, máy...
-
Marek is a talented artist from the Poland. Some of his digital art has been published in the Expose book series by Ballistic Publishing. E...
-
Cây chó đẻ không dùng cho người khỏe Thanh nhiệt hóa ra hại gan BS. Nguyễn Xuân Hướng, Nguyên Chủ tịch Hội Đ...
-
XEM TỬ VI TUỔI MẬU THÌN 1988 NĂM 2014 GIÁP NGỌ Tử vi năm 2014 Giáp Ngọ cho NAM XEM TỬ VI TUỔI MẬU THÌN 1988 NĂM 2014 GIÁP NGỌ Tử vi năm 2014...
-
XEM TỬ VI TUỔI GIÁP TUẤT 1994 NĂM 2014 GIÁP NGỌ Tử vi tổi Giáp Tuất 1994 năm 2014 Cho Nam XEM TỬ VI TUỔI GIÁP TUẤT 1994 NĂM 2014 GIÁP NGỌ Tử...
Comments[ 0 ]
Post a Comment